Corsair iCue 7000D Airflow – case máy tính lớn nhất hiện tại

Cùng với sự phát triển của các ổ cứng SSD M.2, HDD được sản xuất dung lượng từ 8TB trở lên, các thùng máy tính hiện đang có xu hướng ngày trở nên nhỏ dần đi. Do vậy, Corsair iCue 7000D Airflow ra đời đi ngược lại xu hướng đó, là chiếc thùng máy lớn nhất tính từ thời điểm này. Kích thước lớn cho phép hầu hết các game thủ lắp ráp linh kiện một cách thoải mái mà không phải lo sợ thiếu không gian. Với Corsair iCue 7000D Airflow, bạn có thể lắp được cả tản nhiệt nước AIO với kích thước 360mm hoặc 480mm cũng như khoe các linh kiện đẹp mắt khác.

Case máy tính là gì?

Thùng máy tính là một giá đỡ vật lý giúp sắp xếp toàn bộ các thành phần của máy tính
Thùng máy tính là một giá đỡ vật lý giúp sắp xếp toàn bộ các thành phần của máy tính

Case máy tính là một giá đỡ vật lý giúp sắp xếp toàn bộ các thành phần của máy tính gọn gàng và hợp lý. Đây là một thành phần bổ sung. Nó có thể có hoặc không có đối với mỗi máy tính. Tuy nhiên, hiện nay case máy tính đảm nhiều nhiều trọng trách hơn. Và gần như là một thành phần bắt buộc. Cần phân biệt CPU và thùng máy (case) nhé. Có rất nhiều khách hàng của Khỏe trước đây cứ nhầm thùng máy với CPU. CPU là Central Process Unit (đơn vị xử lý trung tâm) thì không thể nằm lộ liễu bên ngoài được.

Giờ đây, case máy tính không chỉ là bệ đỡ cho CPU, RAM, ổ cứng, nguồn. Case máy tính còn được tích hợp nhiều bộ phận bổ sung. Như hệ thống tản nhiệt bằng dung dịch, hệ thống cổng kết nối thiết bị nâng cấp trực tiếp như card VGA, RAM,… Nhiều hệ thống case máy tính còn được độ chế hệ thống đèn LED RGB khiến máy tính trở thành một vật trang trí đích thực. Một số hãng sản xuất case máy tính nổi tiếng hiện nay bao gồm Xoxide, Antec và NZXT. Ngoài ra các sản phẩm tới từ Trung Quốc cũng tương đối dễ tìm tại nước ta với giá thành và chất lượng thấp hơn.

Thiết kế Corsair iCue 7000D Airflow – kiểu dáng căn phòng di động

Kiểu dáng của Corsair iCue 7000D Airflow sẽ gây sự chú ý rất lớn khi đặt trên bàn. Tuy khổng lồ nhưng thùng máy không đem lại cảm giác cồng kềnh. Mà ngược lại nó rất sang trọng. Tông màu trắng xuyên suốt toát lên một vẻ đẹp lạnh lùng cho sản phẩm.

Hai nắp hông trái và phải đều được giữ bằng các bản lề chắc chắn. Qua đó đảm bảo việc tháo lắp được dễ dàng. Việc có các nắp hông được mở ra như cửa sổ giúp cho người dùng lắp ráp và nâng cấp các linh kiện bên trong máy thoải mái hơn. Mỗi bên bề mặt được cố định bởi một con ốc để chúng không bị đột ngột mở ra. Các ốc này có thể được tháo ra và gắn vào dễ dàng.

Thiết kế Corsair iCue 7000D Airflow có kiểu dáng căn phòng di động
Thiết kế Corsair iCue 7000D Airflow có kiểu dáng căn phòng di động

Mặt trước và mặt trên của thùng máy đều được thiết kế tương tự nhau. Với các khe thông gió cho hệ thống quạt tản nhiệt bên trong. Cả 2 mặt có các tấm chắn bụi tháo rời được để dễ vệ sinh. Phần cổng kết nối trước đa dạng và được sắp xếp rất hợp lý. Có tổng cộng 5 cổng USB. Trong đó 4 cổng là USB 3.1 Type-A và 1 cổng Type-C. Tất cả kết nối thông qua adapter USB 3.2 với bo mạch chủ. Nếu có thêm đầu đọc thẻ nhớ thì mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo hơn.

Nội thất bên trong thùng máy – thông thoáng và nhiều không gian

Bên trong thùng máy, bạn sẽ có nhiều không gian để sắp xếp linh kiện bên trong. Game thủ có thể sử dụng các bo mạch chủ lớn nhất hiện nay, thuộc dòng Extended ATX (E-ATX), cùng các card đồ họa dài 450mm cả ở dạng nằm hoặc đứng.

Nhiều nhà sản xuất thùng máy có xu hướng giảm bớt khe cắm dành cho các ổ cứng 2,5 và 3,5 inch. Nhưng đó không phải là ở trường hợp của Corsair iCue 7000D Airflow. Thùng máy có thể lắp được nhiều ổ cứng 2,5 và 3,5 inch nhất so với các đối thủ hiện có trên thị trường. Mặt sau của bo mạch chủ là nơi để đặt 3 ổ cứng 2,5 inch. Và ổ thứ 4 có thể được đặt ngay bên trên PSU. Ở dưới đáy của Corsair iCue 7000D Airflow là nơi dành cho 6 ổ cứng 3,5 inch. Trong đó có 3 ổ ở bên trái được bao bọc bởi một khung kim loại chắc chắn. Đây là chỗ dành cho các ổ cứng ít bị thay thế trong quá trình sử dụng.

Nội thất bên trong thùng máy thông thoáng và nhiều không gian
Nội thất bên trong thùng máy thông thoáng và nhiều không gian

Việc tản nhiệt cho bất kì linh kiện nào trong Corsair iCue 7000D Airflow sẽ rất dễ dàng và đơn giản. Thùng máy được trang bị sẵn 3 quạt 140mm. Và có không gian để sử dụng thêm vài quạt nữa. Ở mặt trên của thùng máy, game thủ có thể lắp 3 quạt 140mm hoặc 1 rad tản nhiệt nước có kích thước tối đa 480mm. Nếu gỡ khung kim loại bên cạnh chỗ đặt bo mạch chủ. Người dùng có thêm không gian để lắp thêm quạt hoặc rad tản nhiệt.

Đầy đủ phụ kiện đi kèm cho iCue 7000D Airflow

Corsair trang bị cho iCue 7000D Airflow đầy đủ các phụ kiện cần thiết. Game thủ sẽ có một giá đỡ VGA theo phương thẳng đứng (không có cáp PCIe chuyển đổi đi kèm), 6 dây Velcro để quản lý hệ thống dây cáp, một khung chứa PSU nhỏ hơn để sử dụng kèm các rad kích thước lớn sau khi hi sinh không gian dành cho ổ cứng HDD. Cuối cùng, nếu các đầu nối quạt không được thuận tiện thì game thủ có thể sử dụng các sợi cáp cấp nguồn mở rộng chiều dài đi kèm.

Việc đi dây đối với Corsair iCue 7000D Airflow là rất thoải mái và gọn gàng. Gần như toàn bộ hệ thống dây có thể được giấu đi. Kể cả những phần bắt buộc phải để lộ ở trong thùng máy cũng không quá nhiều. Nhờ lớp kính ở cạnh bên, các sợi cáp đen này cũng rất khó lên hình.

Tạm kết

Nếu bạn là game thủ muốn có một hệ thống máy tính cực kì cao cấp. Thì Corsair iCue 7000D Airflow thực sự là một thùng máy đáng để quan tâm và lựa chọn. Bất kì người đam mê công nghệ nào cũng không thể bỏ qua được sự sang trọng trong thiết kế cũng như khả năng kết hợp thoải mái với rất nhiều linh kiện mà thùng máy đem lại.

Với mức giá 5,4 triệu đồng ở thị trường Việt Nam, Corsair iCue 7000D Airflow đem lại một lựa chọn phù hợp cho những game thủ hạng nặng. Đây có thể xem là một mức giá hợp lý cho những gì mà sản phẩm đem lại. Không chỉ dành cho game thủ, các nhà sáng tạo nội dung cần có nhiều HDD dung lượng lớn cũng có thể tận dụng được thiết kế và không gian của thùng máy để lắp đặt nhiều ổ cứng nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *